Máy bộ đàm là gì ? [6 kinh nghiệm CHỌN MUA máy bộ đàm]

HighMark Security chia sẽ chuyên sâu về Máy bộ đàm là gì ?

Tìm hiểu máy bộ đàm bao gồm cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phân loại, ứng dụng, các hãng máy bộ đàm nổi tiếng thế giới, bảng giá tham khảo…

6 kinh nghiệm chọn mua máy bộ đàm hữu ích bên dưới.

Chuyên đề bạn nên đọc cách sử dụng máy bộ đàm các loại

Máy bộ đàm là gì ?

  • Máy bộ đàm là loại thiết bị để thu phát tín hiệu vô tuyến theo hau chiều, dung để liên lạc thoại. Bộ đàm thường dùng để thoại giữa hai máy với nhau, hoặc 1 nhóm máy với nhau. Trên máy bộ đàm có 1 phím gọi, khi người muốn phát tín hiệu tức thì chỉ cần nhấn phím này.

Bộ đàm tiếng anh là gì? Bộ đàm trong tiếng Anh có nghĩa là walkie-talkie

Hướng dẫn sử dụng máy bộ đàm

  • Máy bộ đàm điển hình giống như một điện thoại di động, với một loa tích hợp vào một đầu và một microphone ở đầu kia (trong một số thiết bị loa cũng được sử dụng như micro) và một ăng ten gắn trên đỉnh của thiết bị. Để nói chuyện phải áp thiết bị sát mặt.
  • Một máy bộ đàm là một thiết bị thông tin liên lạc 1 chiều; nhiều thiết bị cầm tay sử dụng một kênh phát thanh duy nhất, và chỉ có một kênh phát có thể truyền tải cùng một lúc, mặc dù bất kỳ thiết bị nào cũng có thể nghe. Bộ thu phát bình thường để ở chế độ nhận; khi người dùng muốn nói chuyện sẽ nhấn một nút “push-to-talk” (PTT) để tắt máy thu và bật máy phát lên.

Máy bộ đàm và điện thoại khác nhau như thế nào?

Bộ đàm liên lạc Điện thoại
Liên lạc nhanh chóng với nhiều người cùng lúc bằng cách giữ nói thả nghe thời điểm nói Chỉ liên lạc được với 1 người trong cùng 1 thời điểm
Các máy khi liên lạc phải chung tần số với nhau Liên lạc được với mọi loại sóng mạng
Liên lạc không mất phí khi sử dụng Mất chi phí liên lạc khi sử dụng
Không cần đăng kí mạng viễn thông công cộng Phải đăng kí mạng viễn thông công cộng

Nguyên lý làm việc của máy bộ đàm

  • Bản chất bộ đàm chính là bộ máy thu phát vô tuyến hai chiều liên lạc thoại, bộ đàm dùng để liên lạc thoại giữa một máy với nhiều máy khác bằng truyền sóng vô tuyến. Điểm nổi bật của máy bộ đàm là luôn có phím “Nhấn để nói” PTT giúp người sử dụng dễ dàng liên lạc tức thì khi cần thiết mà không cần phải thao tác nhiều và mất thời gian như các thiết bị di động khác.

Sóng tần số UHF/VHF

Tiếp theo chúng ta cần phân loại được bộ đàm, có rất nhiều cách để phân loại, Kinh Bắc xin giới thiệu đển quý khách một số cách sau:

  • Phân loại theo tần số: bộ đàm gồm có các tần số cơ bản MF/HF, VHF, UHF
  • Theo tính cơ động: bộ đàm cầm tay, bộ đàm lưu động, bộ đàm cố định
  • Phân theo ứng dụng thực tiễn: bộ đàm trên bộ, bộ đàm hàng hải, bộ đàm hàng không…
  • Theo mức độ kết nối: đơn vùng và đa vùng
  • Phân theo tính chất công nghệ: hiện nay bộ đàm kỹ thuật số đang chiếm ưu thế và được sử dụng rộng rãi.

Cấu tạo máy bộ đàm

Bộ đàm có cấu tạo gồm 4 bộ phận chính là: Máy phát, máy thu, chuyển đổi tín hiệu và nguồn điện.

  • 1. Máy phát: Đây là bộ phận khuếch đại tín hiệu MIC và tạo tần số dao động sóng mang. Bộ phận này giúp cho tín hiệu truyền đi được rõ ràng hơn, cũng như lọc các tín hiệu bị nhiễu khi thu vào. Ngoài việc phát sóng còn có chức năng mã hóa tín hiệu truyền đi.
  • 2. Máy thu: Là bộ phận thu sóng của các bộ đàm khác trong cùng kênh tín hiệu. Ngoài việc thu sóng thì còn có nhiệm vụ giải mã của tín hiệu. 
  • 3. Chuyển đổi tín hiệu: Là bộ phận nhận tín hiệu từ bộ phận thu và chuyển đổi thành âm thanh phát ra loa để có thể nghe được. Mặt khác, còn là công cụ để đưa tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện truyền đi trong kênh đàm thoại.
  • 4. Nguồn điện: Đây là bộ phận cấp năng lượng cho máy có thể hoạt động ổn định trong quá trình đàm thoại giữa các máy với nhau.

Hướng dẫn sử dụng máy bộ đàm Motorola

Máy bộ đàm có mấy loại ?

Để phân loại máy bộ đàm thì có nhiều tiêu chí: có thể dựa theo tần số hoạt động (VHF, UHF…), có thể dựa theo tính năng cơ động(bộ đàm cầm tay, bộ đàm trạm..), dựa theo lĩnh vực ứng dụng(bộ đàm hang hải, bộ đàm hàng không..), dựa theo mức độ kết nối (trung kế và thông thường, đơn vùng và đa vùng), dựa theo công nghệ(công nghệ tương tự, công nghệ kỹ thuật số)

HighMark Securtiy đưa ra khái niệm phân biệt theo tính cơ động khi sử dụng:

1. Máy bộ đàm cầm tay

  • Máy bộ đàm cầm tay: đây là loại nhỏ gọn, có thể cầm trên tay và sử dụng được khi di chuyển. Loại này rất tiện lợi và thương được dùng tring các công tác an ninh.

2. Máy bộ đàm lưu động

  • Máy bộ đàm Lưu động: Loại này thường được lắp trên các phương tiện lưu động như taxi, tàu thuyền. Có ăng ten thường được lắp trên nóc tàu, xe. Tham khảo giải pháp bộ đàm cho hãng Taxi

3. Máy bộ đàm trạm

  • Máy bộ đàm trạm: Đây là loại có công suất  cao, cự ly liên lạc xa nên thường được dùng trong các trạm điều hành.
Cho thuê bộ đàm tại Đà Nẵng giá rẻ theo ngày
Bộ đàm trạm – con

Ứng dụng của bộ đàm

Bộ đàm được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống…

  • Dùng trong nhà ga, hàng không, dịch vụ mặt đất
  • Bộ đàm dùng trong xây dựng
  • Dùng trong lĩnh vực vũ trang, quân đội, an ninh
  • Loại dùng trong lĩnh vực dầu khí, môi trường nguy hiểm, dễ cháy nổ
  • Dùng trong công viên, khách sạn, nhà hàng
  • Máy bộ đàm dùng trong việc điều hành taxi
  • Dùng khi ra khơi đánh cá, hàng hải

Các phụ kiện kèm theo của máy bộ đàm:

1) Pin máy bộ đàm

Bộ đàm thường có 3 loại pin cơ bản:

  • Nickel cadmium (Ni-Cd),
  • Nickel metal hydride (Ni-MH)
  • Lithium-Ion (Li-Ion).

Dung lượng mỗi loại pin được đo bàng mAh.

Bảng so sánh các loại pin máy bộ đàm

2) Trạm sạc

  • Ngoài bộ sạc pin kèm theo máy, nhà sản xuất còn cung cấp bộ sạc có thể sạc tới 6 máy cùng một lúc được gọi là Trạm sach.
  • Thiết bị này có một nút bấm để xả hết pin hoàn toàn dùng khi sạc pin loại Ni-Cd và Ni-MH. Quá trình xả hoàn toàn và nạp lại được gọi là “conditioning” và có thể làm tăng thêm tuổi thọ pin .

3) Ăng-ten

  • Được thiết kế để gửi và nhận các tín hiệu vô tuyến. Khi ăng ten đang nhận nó chuyển đổi sóng điện từ thành dòng điện tần số radio. Khi ăng ten bộ đàm đang gửi nó chuyển đổi dòng điện tần số vô tuyến thành sóng vô tuyến điện.
  • Hiệu suất ăng ten là một yếu tố quan trọng trong khoảng cách và vùng phủ sóng của các tín hiệu vô tuyến
Cách lắp angten máy bộ đàm đúng cách
Cách lắp angten máy bộ đàm đúng cách

4) Tổ hợp loa-micro

Thiết bị này có nhiều kiểu và kích cỡ khác nhau gồm một đầu cắm vào cổng âm thanh của bộ đàm và một tổ hợp kẹp vào cổ áo hoặc túi áo của người sử dụng, cho phép người dùng sử dụng thuận tiện và dễ dàng hơn.
Kênh liên lạc:

  • Bộ đàm có nhiều kênh tần số như FM, AM có thể thu được nhiều đài khác nhau. Đa số các bộ đàm chuẩn có từ 4 đến 256 kênh tần số khác nhau.
  • Kênh tần số rất ưu việt đối với đơn vị sử dụng bộ đàm muốn liên lạc theo nhóm vì mỗi kênh tần số khác nhau cho phép người nghe và nói chuyện trên kênh này sẽ không bị trùng với người nghe và người nói của kênh khác
Cách lắp tai nghe máy bộ đàm đúng cách
Cách lắp tai nghe máy bộ đàm đúng cách

——> Xem thêm Hướng dẫn sử dụng máy bộ đàm

Các hãng máy bộ đàm nổi tiếng thế giới

Hiện này trên thì trường có một số nhà sản xuất máy bộ đàm cầm tay và di động nổi tiếng.

HighMark Security giới thiệu top các nhà cung cấp máy bộ đàm hàng đầu thế giới như KENWOOD, MOTOROLA, ICOM, VERTEX SATANDARD, HYT, KIRISUN...

1. Máy bộ đàm KENWOOD

Máy bộ đàm Kenwood tại Đà Nẵng

Bộ đàm Kenwood là thương hiệu bộ đàm khá nổi tiếng đã có từ lâu.

Đây là dòng sản phẩm chất lượng được công nhận theo tiêu chuẩn quân sự và là sản phẩm có giá rẻ trên thị trường Việt Nam, phù hợp với các công việc như công trình xây dựng, cầu cảng,…

  • Pin Lion sạc nhồi, sạc nhanh.
  • Dây cao su viền máy chống nước, Thân máy chắc chắn, chống va đập. Hộp máy được làm theo tiêu chuẩn chống xóc.
  • Loa ngoài chống nước, bụi theo thiết kế mê cung.
  • Độ bền đạt chuẩn MIL-STD-810 quân đội Mỹ có khả năng chống bụi, chịu va đập, chấn động cho phép máy làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt
  • Có bàn phím, màn hình hiển thị.

2. Máy bộ đàm MOTOROLA

Máy bộ đàm motorola tại Đà Nẵng

Bộ đàm Motorola là thương hiệu bộ đàm đầu tiên trên thế giới, tất nhiên là cũng là một trong những thương hiệu bộ đàm được biết đến nhiều nhất. Tuy nhiên, do phát triển ở quá nhiều mảng nên mảng bộ đàm không được tập đoàn này chú trọng nhiều nữa và bị nhiều thuơng hiệu bộ đàm khác vươn lên dẫn đầu. Không thể phủ nhận chất lượng của những chiếc bộ đàm từ Motorola với khá nhiều mẫu mã đa dạng và có nhiều tính năng nổi bật như:

  • Chế độ tiết kiệm Pin, thiết kế gọn nhẹ
  • Độ bền đạt chuẩn MIL-STD-810 quân đội Mỹ có khả năng chống bụi, chịu va đập, chấn động cho phép máy làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt
  • Có thể lựa chọn độ rộng kênh, có tín hiệu âm thanh thông báo kênh
  • Công suất phát cao

3. Máy bộ đàm ICOM

Đối với dòng bộ đàm Icom, là dòng sản phẩm “đẳng cấp” hơn, vì chất lượng, thương hiệu Nhật Bản đã được khẳng định trong nhiều năm qua trên toàn cầu nên giá cả cao hơn so với bộ đàm cùng loại. Icom cũng là dòng bộ đàm chuyên dùng cho hàng hải..

Máy bộ đàm icom tại Đà Nẵng

Một vài đặc điểm nổi bật của bộ đàm ICOM

  • Rộng phạm vi dải tần số, Li-Ion pin, âm thanh to và rõ ràng
  • Các bộ đàm ICOM thế hệ mới  được xây dựng xung quanh một đúc khung nhôm và được phủ bằng polycarbonate vỏ cứng rắn. Thiết kế chắc chắn đạt tiêu chuẩn MIL-STD-810
  • Công suất 5,5W, có bàn phím và màn hình hiển thị alphanuneric 5 ký tự
  • Kích thước khá lớn, cồng kềnh.

4. Máy bộ đàm Hypersia

Là thương hiệu chuyên về thiết bị bộ đàm Hypersia chỉ mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ năm 2016. Nhưng đây là sản phẩm được đánh giá rất cao về chất lượng kĩ thuật, hiệu quả sử dụng cũng như về giá cả. Bộ đàm Hypersia có những đặc điểm nổi bật phù hợp đa dạng đối tượng với các mục đích khác nhau:

  • Công suất cao, Pin Lion sạc nhồi, sạc nhanh.
  • Khoảng cách kết nối từ 1km – 8km ở khu vực thành phố có nhiều vật cản
  • Bảo mật tốt, khóa kênh bận, quét kênh
  • Độ bền đạt chuẩn MIL-STD-810 quân đội Mỹ có khả năng chống bụi, chịu va đập, chấn động cho phép máy làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt
  • Thiết kế cực kì nhỏ gọn, sử dụng dễ dàng chỉ 1 nút PTT
  • Có thể lựa chọn độ rộng kênh, có tín hiệu âm thanh thông báo kênh, sử dụng đơn giản

6 lưu ý khi chọn mua máy bộ đàm

Thứ nhất đó là dải tần số hoạt động của bộ đàm

(thường có 2 loại chính là VHF và UHF)

  • Tần số VHF là tần số sóng cao thường dao động trong khoảng 30 MHz đến 300Mhz. Trong khoảng tần số hoạt động VHF thì âm thanh sẽ rõ ràng hơn mà không lo bị lẫn các tạp âm bên ngoài, tuy nhiên việc muốn liên lạc và bắt tín hiệu ở dải tần số này thường có khoảng cách không xa.
  • Tần số UHF được ký hiệu trên bộ đàm là dải băng tần hoạt động ở giới hạn từ 300 Mhz đến 3000 Mhz. Bộ đàm ở giải tần số này có khả năng truyền tín hiệu cực xa, tuy nhiên tín hiệu khi truyền ở dải tần số này chịu nhiều ảnh hưởng bởi thời tiết, nhiệt độ, vật cản nên tín hiệu nhiều khi chập chờn. Nhưng đối với những bộ đàm tốt thì đây chính là mức sóng hiện đại đang được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ liên lạc không dây hiện nay. Mỗi một hãng sẽ có mức tần số khác nhau theo quy định và hiển thị kèm theo trên mỗi bộ đàm..

bộ đàm Baofeng BF-666S

Thứ hai đó là công suất liên lạc của bộ đàm

  • Công suất liên lạc của bộ đàm thường dưới 7 W. Đa phần bộ đàm hoạt động với công suất 4 W hoặc 5 W. Tùy vào nhu cầu và địa hình cũng như khoảng cách địa lý mà người dùng lựa chọn công suất thích hợp. Công suất của bộ đàm càng cao thì giúp cho bộ đàm có thể liên lạc  rõ ràng ở khoảng cách xa hơn.

Thứ ba là độ bền của bộ đàm

  • Đa phần bộ đàm được thiết kế chắc chắn rất nhiều so với điện thoại di động. Có những bộ đàm có tính năng chống va đập, chống cháy nổ, chống bụi bẩn, chống nước cũng như chịu được nhiệt độ cao hoặc thấp.
  • Tùy vào đặc tính công việc mà lựa chọn bộ đàm có tính năng phù hợp, ví dụ trong hàng hải thì cần lựa chọn bộ đàm chống nước cao để thiết bị hoạt động được bền bỉ nhất.

Thứ tư là số lượng kênh liên lạc

  • Số kênh liên lạc của bộ đàm là tổng số kênh liên lạc và có thể bắt được tín hiệu trong mức tần số hoạt động. Số kênh càng nhiều thì sẽ nhiều người có thể sử dụng bộ đàm để liên lạc với nhau hơn.

Thứ năm là chất loại pin

  • Người dùng cần chú ý về loại pin, loại pin sử dụng có dung lượng cao thì thời gian sử dụng bộ đàm được lâu hơn. Tuy nhiên, để sạc được đầy pin của bộ đàm đó cũng mất nhiều thời gian hơn.

Thứ sáu là kích thước và trọng lượng

  • Kích thước trọng lượng của bộ đàm càng nhỏ và nhẹ thì sẽ càng thuận tiện khi sử dụng và mang theo hơn. Ngày nay, đa phần bộ đàm thường nhỏ và trọng lượng chỉ tới vài trăm gram nên sử dụng rất tiện lợi.
  • Với những thông tin trên chắc hẳn người dùng có thể phần nào hiểu rõ hơn về thông số kỹ thuật của bộ đàm từ đó sẽ biết cách chọn lựa bộ đàm khi cần thiết sao cho phù hợp

Máy bộ đàm icom tại Đà Nẵng

Bảng giá máy bộ đàm tham khảo

Nếu Quý vị có nhu cầu mua máy bộ đàm có thể tham khảo bảng giá máy bộ đàm chi tiết bên dưới:

Hoặc có nhu cầu mua bộ đàm ở Đà Nẵng hay dịch vụ cho thuê bộ đàm, sửa bộ đàm tại Đà Nẵng vui lòng liên hệ HighMark Security theo số 0236-3-690-089.

Các tìm kiếm liên quan đến máy bộ đàm là gì

  • nguyên lý làm việc của máy bộ đàm
  • tìm hiểu về bộ đàm
  • bộ đàm tiếng anh là gì
  • dò sóng bộ đàm
  • máy bộ đàm motorola
  • bộ đàm tiếng anh la
  • tần số bộ đàm
  • cấu tạo bộ đàm
  • nên mua bộ đàm loại nào
  • bộ đàm motorola
  • MÁY bộ đàm tốt nhất hiện nay
  • bộ đàm tầm xa
  • bán bộ đàm vhf
  • bộ đàm kenwood
  • máy bộ đàm tinhte
  • review bộ đàm

Viết một bình luận