Những Điểm Lắp Camera Phạt Nguội Tại TPHCM [2023]

Bạn đang quan tâm những điểm lắp camera phạt nguội tại TPHCM để biết được tránh bị lỗi phạt nguội khi tham gia giao thông tại Thành Phố Hồ Chí Minh?

HighMark Security chia sẽ danh sách các tuyến đường có lắp camera phạt nguội tphcm, Những Điểm Lắp Camera Phạt Nguội Tại TPHCM chi tiết dưới đây giúp bạn có thông tin tham khảo.

Bạn Tham Khảo 3 Cách Xem Camera Giao Thông TPHCM

Cách Xem Camera Giao Thông Thành Phố Hồ Chí Minh

Quy Trình Camera Phạt Nguội TPHCM

Để tìm hiểu thêm về xử lý vi phạm bạn tham khảo thêm quy trình camera phạt nguội TPHCM theo các trình tự dưới đây:

  • CSGT sẽ ghi hình các xe vi phạm trên đường đồng thời phát hiện các xe vi phạm qua hệ thống giám sát tự động (camera và máy đo tốc độ).
  • Hình ảnh sẽ được chuyển cho bộ phận trích xuất hình ảnh, trích xuất các trường hợp vi phạm.
  • Mỗi trường hợp vi phạm phải đảm bảo đủ các yếu tố pháp lý gồm: Không gian vi phạm (địa điểm hoặc tuyến đường vi phạm); thời điểm vi phạm, lỗi vi phạm và biển số xe.
  • CSGT sẽ in thông báo vi phạm thể hiện đầy đủ nội dung vi phạm gửi công an phường, xã, thị trấn, quận huyện, thành phố.
  • Công an địa phương chuyển thông báo vi phạm đến chủ xe và mời chủ xe tới trụ sở để nộp phạt

Trường hợp chủ phương tiện không tự nguyện đóng phạt, CSGT sẽ thiết lập một phần mềm để tra cứu phương tiện vi phạm. Phần mềm này sẽ được tích hợp vào phần mềm xử lý hành chính tại các đơn vị mặt đường.

Xem Thêm 2 Cách Tra Cứu Vi Phạm Giao Thông TPHCM

Xử Lý Camera Phạt Nguội TPHCm
Xử Lý Camera Phạt Nguội TPHCm

Khi phương tiện vi phạm luật giao thông và bị chặn lại xử lý, CSGT sẽ nhập biển số xe vào phần mềm.

Phần mềm này sẽ thông báo dữ liệu để CSGT biết phương tiện có vi phạm qua hình ảnh trước đó hay không. Nếu có CSGT sẽ in ra thông báo và yêu cầu người vi phạm nộp phạt.

Bạn Tham Khảo Cách Tra Cứu Phạt Nguội Đà Nẵng

Lưu ý:

Với khoảng gần 10 triệu phương tiện ô tô, xe máy và tình hình vi phạm giao thông có chiều hướng gia tăng, TP.HCM quyết “phạt nguội” để góp phần đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông…

Bạn lưu ý một số trường hợp bạn bị “phạt nhầm” chủ nhân điều khiển phương tiện bên dưới tại TPHCM:

  • Theo CSGT Đường bộ – Đường sắt (PC67) – Công an TP. HCM, những trường hợp vi phạm hành chính qua hình ảnh liên quan đến phương tiện do mình đứng tên chủ sở hữu thì có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.
  • Nếu chứng minh thời điểm đó có người khác điều khiển vi phạm thì việc đóng phạt sẽ không phải là chủ phương tiện.

Xem Thêm Điểm Lắp Camera Phạt Nguội Hà Nội

Danh Sách Camera Phạt Nguội TPHCM

Với hơn 200 camera phạt “nguội” tại khắp các tuyến đường trung tâm và vành đai, hiện nay TP. HCM có số lượng loại “mắt thần” này được lắp nhiều nhất cả nước, nhằm giúp cơ quan chức năng có bằng chứng để xử lý những phương tiện vi phạm giao thông.

Camera Giám Sát Tốc Độ

HighMark Security chia sẽ bạn những điểm lắp camera phạt nguội tại tphcm với danh sách camera phạt nguội TPHCM dưới đây.

Một số điểm lắp camera phạt nguội ở TP HCM có thể kể đến như:

  • Xa lộ Hà Nội – đoạn chân cầu Sài Gòn, quận 2
  • Dọc đại lộ Mai Chí Thọ nối dài tới đại lộ Võ Văn Kiệt đi qua Quận 1, Quận 2, Quận 5, Quận 6, Quận Bình Tân… hiện có hơn 20 camera giám sát được lắp đặt.
  • Đường Điện Biên Phủ với Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hai Bà Trưng, Pasteur và Phạm Ngọc Thạch
  • Có 91 camera đặt tại các ngả đường quan trọng tại khu vực Trung tâm TP Hồ Chí Minh.

TP HCM lắp đặt hơn 200 camera tại nhiều tuyến đường để phạt nguội các trường hợp vi phạm dừng, đỗ xe trái phép.

Xem Thêm Các Tuyến Đường Có Camera Phạt Nguội Đà Nẵng

Tính Năng Hệ Thống Camera Giao Thông Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Với việc ứng dụng camera trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống camera giao thông tại thành phố hồ chí minh có những tính năng thông minh bên dưới:

  • Phân tích giao thông: Tự thu thập, phân tích lưu lượng – loại xe, tình trạng kẹt xe… từ đó đưa ra giải pháp điều khiển tối ưu nhất.
  • Phạt nguội: Quá tốc độ, lấn làn, tai nạn giao thông…ghi hình biển số, hình ảnh phương tiện ô tô, xe máy chi tiết để gửi cho người vi phạm phạt nguội.

Ngoài ra hệ thống này còn có thể phát hiện các hành vi nguy hiểm như cướp giật, hay những sự cố như cháy nổ, ngập, cập nhật nhiều thông số về môi trường như bụi, lượng ô-xy, và các chất gây ô nhiễm khác.

Camera Giám Sát Giao Thông Thông Minh
Camera Giám Sát Giao Thông Thông Minh

Tất cả các hình ảnh thu được trên camera giao thông TPHCM sẽ được ghi nhận đầy đủ và tự động gửi về trung tâm giám sát.

Xem Thêm Giải Pháp Camera Giao ThôngCamera Giám Sát Tốc Độ Cao

Camera Giám Sát Tốc Độ Cao Giao thông Thông minh

Mức Phạt Vi Phạm Giao Thông 2021 theo Nghị định 46

Quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm lĩnh vực giao thông đường bộ được áp dụng theo Nghị định 46 về xử phạt vi phạm giao thông.

Dưới đây, HighMark Security tổng hợp các mức xử phạt vi phạm giao thông đường bộ 2019 phổ biến nhất đối với người đi ô tô, xe máy được quy định tại Nghị định 46.

I. Đối với người điều khiển xe máy

1. Không đội mũ bảo hiểm

Người điều khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ mà không cài quai đúng quy cách bị phạt từ 100.000 đồng – 200.000 đồng (theo điểm i khoản 3 Điều 6).

2. Chở quá số người quy định

Người điều khiển xe máy chỉ được chở theo 01 người trên xe. Nếu chở theo 02 người trên xe sẽ bị phạt từ 100.000 đồng – 200.000 đồng;

Nếu chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật thì không bị xử phạt (điểm l khoản 3 Điều 6).

Nếu chở theo từ 03 người trở lên trên xe, mức phạt từ 300.000 đồng – 400.000 đồng (điểm b khoản 4 Điều 6).

3. Không bật xi nhan khi chuyển làn, chuyển hướng

Người đi xe máy chuyển hướng nhưng không giảm tốc độ hoặc không bật xi nhan sẽ bị phạt từ 300.000 đồng – 400.000 đồng (theo điểm a khoản 4 Điều 6);

Trường hợp chuyển làn đường nhưng không bật xi nhan bị phạt thấp hơn, từ 80.000 đồng – 100.000 đồng (điểm a khoản 2 Điều 6).

4. Vượt đèn đỏ

Người đi xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt từ 300.000 đồng – 400.000 đồng (điểm c khoản 4 Điều 6 Nghị định 46). Lưu ý, mức phạt này cũng sẽ áp dụng đối với trường hợp vượt đèn vàng trái quy định.

5. Điều khiển xe chạy quá tốc độ

  • Nếu chạy xe quá tốc độ quy định từ 5 – 10km/h: Phạt 100.000 đồng – 200.000 đồng (theo điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 46);
  • Nếu chạy xe quá tốc độ quy định từ 10 – 20km/h: Phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng (theo điểm a khoản 5 Điều 6);
  • Chạy xe quá tốc độ gây tai nạn giao thông: Phạt 02 – 03 triệu đồng (theo điểm b khoản 7 Điều 5)
  • Nếu chạy xe quá tốc độ quy định trên 20km/h: Phạt từ 03 – 04 triệu đồng (theo điểm a khoản 8 Điều 5).

6. Lái xe sau khi uống rượu, bia

Nghị định 46 cũng quy định cụ thể mức xử phạt đối với hành vi lái xe máy sau khi uống rượu bia. Theo đó:

  • Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam – 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt 01 – 02 triệu đồng (theo khoản 6 Điều 6).
  • Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt 03 – 04 triệu đồng (theo điểm c khoản 8 Điều 6).

7. Đi lên vỉa hè khi tắc đường

Khi tắc đường, nhiều người đi xe máy có thói quen đi lên vỉa hè. Theo Nghị định 46, hành vi này bị xử phạt 30.0000 đồng – 400.000 đồng (theo điểm g khoản 4 Điều 6).

Mức phạt trên cũng áp dụng với người điều khiển xe không đi bên phải, đi không đúng phần đường, làn đường theo quy định.

8. Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe

Người đi xe máy quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe sẽ bị phạt từ 80.000 đồng – 100.000 đồng (điểm h khoản 2 Điều 6).

9. Không mang đủ giấy tờ xe

  • Không mang Giấy đăng ký xe: Phạt 80.000 đồng – 120.000 đồng (theo điểm b khoản 2 Điều 21);
  • Không mang Giấy phép lái xe: Phạt từ 80.000 đồng – 120.000 đồng (theo điểm c khoản 2 Điều 21);
  • Trường hợp không mang Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực: Phạt từ 80.000 đồng – 120.000 đồng (theo điểm a khoản 2 Điều 21).

10. Sử dụng điện thoại khi đang lái xe

Người đang lái xe máy mà sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh sẽ bị phạt từ 100.000 đồng – 200.000 đồng (điểm o khoản 3 Điều 6 Nghị định 46).

II. Đối với người điều khiển ô tô

Quy định vi phạm đối với người điều khiển ô tô khi tham gia giao thông:

1. Dừng, đỗ xe không có tín hiệu báo

Người điều khiển ô tô khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết sẽ bị phạt từ 100.000 đồng – 200.000 đồng (điểm d khoản 1 Điều 5).

2. Không thắt dây an toàn khi xe chạy

Lái ô tô mà không thắt dây an toàn; chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn tại vị trí có trang bị dây an toàn khi xe đang chạy bị phạt từ 100.000 đồng – 200.000 đồng (theo điểm k, l khoản 1 Điều 5).

Đáng chú ý, từ năm 2018, người ngồi ghế sau ô tô không thắt dây an toàn cũng sẽ bị phạt tiền.

3. Sử dụng điện thoại khi lái xe

Người đang điều khiển ô tô chạy trên đường mà dùng tay sử dụng điện thoại di động sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng – 800.000 đồng (điểm l khoản 3 Điều 5).

4. Mở cửa ô tô không đảm bảo an toàn

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển phương tiện không được mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.

Nghị định 46 chỉ rõ: Người điều khiển ô tô mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn sẽ bị phạt từ 300.000 đồng – 400.000 đồng (điểm g khoản 2 Điều 5).

5. Lùi xe không có tín hiệu báo trước

Người điều khiển ô tô lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước, lùi ở đường một chiều, lùi ở đường dành cho người đi bộ qua đường… bị phạt từ 300.000 đồng – 400.000 đồng (điểm l khoản 2 Điều 5).

6. Bật đèn pha trong đô thị, khu dân cư

Sử dụng đèn chiếu xa (đèn pha) trong khu đô thị, khu đông dân cư, trừ xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ bị phạt từ 600.000 đồng – 800.000 đồng.

Mức phạt này cũng áp dụng với hành vi bấm còi, rú ga liên tục (điểm b khoản 3 Điều 5). 

7. Lái xe sau khi uống rượu, bia

  • Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: Phạt 02 – 03 triệu đồng (điểm a khoản 6 Điều 5);
  • Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt 07 – 08 triệu đồng (điểm b khoản 8 Điều 5);
  • Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt 16 – 18 triệu đồng (điểm a khoản 9 Điều 5).

8. Không mang theo giấy tờ xe

  • Không mang theo Giấy phép lái xe: Phạt 200.000 đồng – 400.000 đồng (điểm a khoản 3 Điều 21); Không mang theo Giấy đăng ký xe: Phạt 200.000 đồng – 400.000 đồng (điểm b khoản 3 Điều 21);
  • Không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (với xe phải có kiểm định): Phạt 200.000 đồng – 400.000 đồng (điểm b khoản 3 Điều 21).

9. Điều khiển xe chạy quá tốc độ

  • Chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: Phạt 600.000 đồng – 800.000 đồng (điểm a khoản 3 Điều 5);
  • Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: Phạt 02 – 03 triệu đồng (điểm đ khoản 6 Điều 5);
  • Quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h: Phạt 05 – 06 triệu đồng (điểm a khoản 7 Điều 5); đồng thời bị tước bằng lái xe 01 tháng
  • Chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông: Phạt 07 – 08 triệu đồng (điểm c, d khoản 8 Điều 5);
  • Chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h: Phạt 07 – 08 triệu đồng (điểm đ khoản 8 Điều 5); đồng thời bị tước bằng lái xe 02 tháng.

10. Gây tai nạn giao thông nhưng không dừng lại

Người điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông nhưng không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn bị phạt từ 05 – 06 triệu đồng (điểm b khoản 7 Điều 5).

HighMark Security vừa chia sẽ trên đây là các mức phạt vi phạm giao thông đường bộ 2018 phổ biến nhất theo Nghị định 46 và Những Điểm Lắp Camera Phạt Nguội Tại TPHCM.

Hi vọng hữu ích cho bạn tham khảo khi cần tra cứu Điểm Lắp Camera Phạt Nguội Tại TPHCM.

Chúc bạn thành công.

Tham Khảo Thêm Xem Camera TP Đà Nẵng

Viết một bình luận